Hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo giám sát môi trường định kỳ, quan trắc môi trường giai đoạn xây dựng, quan trắc vận hành thử nghiệm

Hầu hết các hoạt động trong sản xuất, kinh doanh đều sản sinh ra các yếu tố độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì lẽ đó, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các nghị định, thông tư nhằm kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Trong đó có báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Trong bài viết, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò cũng như cách thức để lập một báo cáo quan trắc môi trường định kỳ nhé.

Tìm hiểu về quan trắc môi trường định kỳ

Quan trắc môi trường định kỳ là gì?

Đúng như hai chữ “định kỳ” đã thể hiện, quan trắc môi trường định kỳ ( còn gọi là giám sát môi trường định kỳ) là quá trình giám sát một cách định kỳ chất lượng của môi trường, bao gồm thành phần môi trường như không khí, đất, nước. Cứ định kỳ một khoảng thời gian (3 tháng hoặc 6 tháng) công tác lấy mẫu, đo đạc, phân tích sẽ được tiến hành, các kết quả đo đạc được thể hiện trong báo cáo quan trắc và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước.
Báo cáo quan trắc môi trường do các công ty, cơ sở y tế, doanh nghiệp, thực hiện định kỳ sau khi bắt đầu đi vào hoạt động. Báo cáo thường được yêu cầu thực hiện từ 2 đến 4 lần trong một năm.

Mục đích của quan trắc môi trường định kỳ

  • Đánh giá tình hình môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy, cơ sở.
  • Theo dõi mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường trong cơ sở và môi trường xung quanh cơ sở.
  • Kiểm soát chất lượng môi trường không khí, nước thải đầu ra để sớm phát hiện các sự cố môi trường trong cơ sở, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục nhanh chóng.
  • Có báo cáo để trình lên các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo việc chấp hành thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Những đối tượng nào cần lập báo cáo quan trắc môi trường?

Đối tượng cần lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là các cơ sở có phát sinh chất thải, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Cụ thể, các đối tượng này thường là: ban quản lý khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các khu trung tâm thương mại, nhà máy, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng, khách sạn...

Cách lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Quy trình lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ gồm 4 bước

Bước 1: Khảo sát, thu thập tài liệu

Nhân viên thuộc đơn vị quan trắc sẽ đến trực tiếp cơ sở để khảo sát tình hình hoạt động, điều kiện lấy mẫu của cơ sở. Tại sao cần công tác khảo sát này? Vì để tránh những trường hợp như hệ thống xử lý nước thải có đường xả, điểm lấy mẫu không đảm bảo; ống khói không có sàn thao tác, lỗ thăm đạt quy chuẩn v.v… Khảo sát là bước đầu để lên kế hoạch quan trắc bài bản.
Đơn vị quan trắc sẽ gửi danh mục các tài liệu cần cung cấp cho chủ cơ sở, bao gồm: giấy đăng ký kinh doanh; thuyết minh và bản vẽ công nghệ, hệ thống xử lý môi trường của nhà máy ; Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ sở.

Bước 2: Quan trắc lấy mẫu

Trên cơ sở kế hoạch quan trắc đã được lập ra, đơn vị quan trắc tiến hành lấy mẫu, đo đạc tại các vị trí trong và ngoài cơ sở. Các vị trí, chỉ tiêu được quy định rõ ràng theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ sở. Cần chọn thời điểm quan trắc khi cơ sở hoạt động bình thường, điều kiện thời tiết thuận lợi (không mưa).

Bước 3: Phân tích mẫu

Các mẫu ô nhiễm đã lấy sẽ được đem đi phân tích tại các phòng thí nghiệm. Tiến hành kiểm tra các thông số cơ bản của mẫu nước thải, khí thải,.. xem các thông số này có đạt tiêu chuẩn môi trường của nhà nước đề ra hay không.

Bước 4: Tổng hợp kết quả và lập báo cáo

Trên cơ sở các kết quả đã được phân tích, đơn vị quan trắc tổng hợp thành báo cáo. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019  của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019. Báo cáo sau đó được in thành 3-6 quyển tùy yêu cầu của khách hàng.

Tại sao nên chọn dịch vụ của Thủ đô xanh?

Hiện nay, có rất nhiều công ty chuyên về lĩnh vực môi trường nói chung và quan trắc môi trường nói riêng, tuy nhiên Công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Thủ đô xanh luôn được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn với các lí do sau:

  • Luôn minh bạch và công khai giá cả đối với mỗi dịch vụ
  • Đảm bảo hoàn thành các dự án đúng tiến độ và đạt chất lượng cao nhất
  • Sẵn sàng tư vấn miễn phí các vấn đề phát sinh nếu có
  • Luôn lựa chọn phương án tiết kiệm nhất, có lợi nhất cho đối tác
  • Luôn hoàn thành báo cáo đúng thời hạn, có đầy đủ xác nhận của cơ quan chức năng

Hi vọng những chia sẻ trên đây có ích với quý doanh nghiệp. Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912.110.941.

 

*Nguồn: Nội Thất Trường Yến
Các bài viết liên quan

Hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo giám sát môi trường định kỳ, quan trắc môi trường giai đoạn xây dựng, quan trắc vận hành thử nghiệm