1 hải lý bằng bao nhiêu ki lô mét
1 hải lý bằng bao nhiêu ki lô mét

1 hải lý bằng bao nhiêu ki lô mét, 1 hải lý bằng bao nhiêu km, 1 hải lý bằng bao nhiêu m

Trên cạn thì dùng đơn vị km, còn trên biển thì dùng đơn vị hải lý. Chúng ta ắt hẳn ai cũng 1km dài bao nhiêu, trên công tơ mét của xe máy hay ô tô nào cũng đều có cả. Nhưng lại ít ai biết 1 hải lý bằng bao nhiêu ki lô mét. Hôm này các bạn hãy cùng Thủ Đô Xanh tìm hiểu vấn đề này nhé.

Muốn biết 1 hải lý bằng bao nhiêu ki lô mét, cần biết khái niệm hải lý là gì?

Hải lý là đơn vị được sử dụng đặc biệt là hoa tiêu trong ngành công nghiệp hàng hải và hàng không. Trước năm 1929, các quốc gia có định nghĩa khác nhau về hải lý. Đơn vị này chỉ được đồng thời thống nhất lần đầu tại Hội nghị Thủy văn quốc tế tổ thức ở Monaco - Pháp năm 1929. Hải lý được ký hiệu là chữ M (đối với tổ chức hàng không dân dụng quốc tế thì là NM). Hải lý được tính bằng một phút cung của vĩ độ cùng kinh tuyến bất kỳ, hoặc một phút của vòng cung kinh độ tại đường xích đạo.

Tại sao sử dụng hải lý chứ không phải đơn vị khác?

Khi đi biển, sử dụng Hải đồ vẫn có sự biến dạng nhất định, trong đó có vĩ tuyến bị biến dạng nhiều nhất, riêng kinh tuyến hầu như không bị biến dạng. Mỗi phút kinh tuyến có độ dài khá ổn định cả trên hải đồ cũng như trên thực địa. Mà 1 hải lý có chiều dài bằng 1 phút kinh tuyến. Lề hai bên hải đồ có thang vĩ độ chi tiết tới từng phút, rất thuận tiện cho người tác nghiệp căn cứ vào đó mà xác định chiều dài quãng đường hay khoảng cách. Vì lẽ đó dùng đơn vị hải lý khi đi biển (hoặc hàng không) là chính xác nhất.

Vậy 1 hải lý bằng bao nhiêu ki lô mét?

1 hải lý là 1.852m, tức là 1,852km. Vậy khi bạn ra biển mà cách bờ 10 hải lý, có nghĩa là bạn đang cách bờ hơn 18 km đấy. Không chỉ ngành hàng không và hàng hải, các bạn làm về các lĩnh vực môi trường, trắc địa, sinh thái học (đặc biệt là về môi trường biển) cũng phải nhớ những điều này nhé.

Trên đây là những hiểu biết của Thủ Đô Xanh xin chia sẻ tới bạn đọc. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Thủ Đô Xanh nhé.

 

Các bài viết liên quan

Hơn 1.440MW Điện Gió, Điện Mặt Trời Của Nhà Đầu Tư Thái Lan Gặp Vướng Mắc – Bộ Công Thương Vào Cuộc

Hiện nay, tổng cộng 16 dự án điện gió và điện mặt trời của các nhà đầu tư Thái Lan tại Việt Nam đang gặp khó khăn với tổng công suất hơn 1.440MW. Nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ vướng mắc, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp liên quan.

Chính phủ Sắp Áp Hạn Ngạch Phát Thải Khí Nhà Kính Cho 150 Doanh Nghiệp Lớn

Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các ngành nhiệt điện, thép và xi măng – chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 06/2022/NĐ-CP sẽ cụ thể hóa quy định về kiểm soát phát thải, phát triển thị trường carbon và bảo vệ tầng ozon, giúp doanh nghiệp thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế.

Ô Nhiễm Không Khí Hà Nội: Hiện Trạng, Nguyên Nhân và Giải Pháp

Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, chủ yếu do bụi mịn PM2.5 từ giao thông, công nghiệp và đốt rơm rạ. Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp như kiểm soát khí thải phương tiện, giám sát ô nhiễm công nghiệp và hạn chế đốt rơm rạ để cải thiện chất lượng không khí.

Tuổi thọ của trâu

Tuổi thọ của trâu, trâu sống được bao lâu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào

biến đổi khí hậu là gì, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào, tác động của biến đổi khí hậu, giải pháp chống biến đổi khí hậu

Định hướng việc làm ngành môi trường cho sinh viên

Ngành môi trường đang mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, từ khối nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân. Sinh viên có thể chọn làm tư vấn môi trường, kỹ sư xử lý nước thải, nhân viên HSE, kinh doanh thiết bị môi trường… với thu nhập từ 5 - 30 triệu/tháng tùy vị trí. Để thành công, cần chăm chỉ, xây dựng quan hệ tốt và không ngừng học hỏi. Hãy tự tin theo đuổi ngành môi trường – ngành nghề của tương lai! 🚀🌱