1 vòng hồ tây bao nhiêu km

hồ tây, 1 vòng hồ tây bao nhiêu km, một vòng hồ tây bao nhiêu km, vòng hồ tây bao nhiêu km, 1 vòng hồ tây dài bao nhiêu km

Đối với bất kỳ một đô thị nào, diện tích cây xanh, mặt hồ luôn là nhân tố quan trọng trong việc điều hòa vi khí hậu, tạo môi trường sống lành mạnh. Chẳng phải tự nhiên mà trong việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các khu đô thị, hồ điều hòa luôn là tiêu chí quan trọng.
Đối với thành phố Hà Nội, hồ Tây cũng có vai trò như vậy. Chúng ta chạy hoặc đạp xe một vòng hồ Tây vào buổi sáng sẽ thấy bầu không khí trong lành và khỏe khoắn. Ấy vậy mà nhiều người sống ở thủ đô nhiều năm, uống cafe ven hồ Tây, ăn kem bờ hồ, chạy thể dục quanh hồ nhưng thực sự chưa biết 1 vòng hồ tây dài bao nhiêu km. Vậy các bạn hãy cùng Thủ Đô Xanh giải đáp vấn đề này nhé.

Muốn biết 1 vòng hồ tây dài bao nhiêu km, trước hết hãy tìm hiểu lịch sử hồ Tây

Trong một số tư liệu đã chỉ ra  hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Trước đây hồ có nhiều tên gọi khác như  Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Đoài Hồ, Dâm Đàm. Hồ được ghi nhận là đã có từ thời các vua Hùng, trải qua nhiều triều đại, nhiều biến cố lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau, phạm vi diện tích hồ đã bị thu hẹp đi nhiều, nước hồ cũng không còn trong xanh như xưa.
Song song với quá trình đô thị hóa, hồ bị bao quanh bởi các khu dân cư dày đặc: Bưởi, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân,Thụy Khuê, Quảng An, Xuân La và Phú Thượng. Nước thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý triệt để và một lượng lớn xả ra hồ Tây làm chất lượng nước kém đi trầm trọng, dẫn đến sự kiện cá chết hàng loạt năm 2016 (chừng 200 tấn).

Vậy 1 vòng hồ Tây bao nhiêu km?

Sau nhiều lần bị thu hẹp, hồ Tây hiện tại có diện tích khoảng 5,2km2 (hơn 500ha). Chiều dài vòng hồ là 14,8km. Vậy nên nếu bạn đã chạy được một vòng hồ thì đó là một thành tích hết sức đáng nể đấy nhé.

Làm sao để làm giữ môi trường hồ Tây xanh - sạch - đẹp

Hiện đã có nhiều dự án thí điểm để làm sạch hồ Tây. Hiện đã có Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây với công suất 15.000 m3/ngày đêm được đưa vào hoạt động, nhưng công suất trên vẫn là chưa đủ. Ở tầm vĩ mô thì đó là trách nhiệm của UBND thành phố Hà Nội. Điều có thể làm đối với mỗi công dân Thủ Đô đó là cố gắng để không xả rác ra hồ, nâng cao tinh thần tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường trong cộng đồng.
Về khía cạnh quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cần thắt chặt vấn đề thanh tra, kiểm tra để phát hiện các đơn vị kinh doanh, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, garage ô tô...) mà có xả thải ở gần khu vực hồ Tây đã đủ các điều kiện pháp lý và kỹ thuật về môi trường chưa. Với các cơ sở đang hoạt động, cần có giấy pháp xả nước thải, quan trắc môi trường định kỳ để kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra. Nếu chưa đảm bảo, cần xây dựng, lặp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn. Với các cơ sở sắp đi vào hoạt động, cần được phê duyệt đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường (tùy theo loại hình và quy mô) để có cơ chế pháp lý thực hiện giám sát. Trong đó đặc biệt cần lưu ý kế hoạch bảo vệ môi trường của các cơ sở quy mô vừa, vì đây là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhưng lại thường bị các cơ quan quản lý về môi trường bỏ sót.
Trên đây là lời giải đáp của Thủ Đô Xanh về câu hỏi 1 vòng hồ tây bao nhiêu km. Đọc xong bài này, các bạn hãy cùng Thủ Đô Xanh nêu cao tinh thần giữ gìn vệ sinh môi trường cho hồ Tây nói riêng và các hồ ở Hà Nội nói chung để giữ lấy lá phổi xanh cho thủ đô nhé.
Các bài viết liên quan

Hơn 1.440MW Điện Gió, Điện Mặt Trời Của Nhà Đầu Tư Thái Lan Gặp Vướng Mắc – Bộ Công Thương Vào Cuộc

Hiện nay, tổng cộng 16 dự án điện gió và điện mặt trời của các nhà đầu tư Thái Lan tại Việt Nam đang gặp khó khăn với tổng công suất hơn 1.440MW. Nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ vướng mắc, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp liên quan.

Chính phủ Sắp Áp Hạn Ngạch Phát Thải Khí Nhà Kính Cho 150 Doanh Nghiệp Lớn

Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các ngành nhiệt điện, thép và xi măng – chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 06/2022/NĐ-CP sẽ cụ thể hóa quy định về kiểm soát phát thải, phát triển thị trường carbon và bảo vệ tầng ozon, giúp doanh nghiệp thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế.

Ô Nhiễm Không Khí Hà Nội: Hiện Trạng, Nguyên Nhân và Giải Pháp

Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, chủ yếu do bụi mịn PM2.5 từ giao thông, công nghiệp và đốt rơm rạ. Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp như kiểm soát khí thải phương tiện, giám sát ô nhiễm công nghiệp và hạn chế đốt rơm rạ để cải thiện chất lượng không khí.

Tuổi thọ của trâu

Tuổi thọ của trâu, trâu sống được bao lâu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào

biến đổi khí hậu là gì, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào, tác động của biến đổi khí hậu, giải pháp chống biến đổi khí hậu

Định hướng việc làm ngành môi trường cho sinh viên

Ngành môi trường đang mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, từ khối nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân. Sinh viên có thể chọn làm tư vấn môi trường, kỹ sư xử lý nước thải, nhân viên HSE, kinh doanh thiết bị môi trường… với thu nhập từ 5 - 30 triệu/tháng tùy vị trí. Để thành công, cần chăm chỉ, xây dựng quan hệ tốt và không ngừng học hỏi. Hãy tự tin theo đuổi ngành môi trường – ngành nghề của tương lai! 🚀🌱