Thời gian vừa qua, việc nhập khẩu phế liệu ở nước ta có chiều hướng tăng mạnh theo nhu cầu của thị trường, dù các chính sách pháp luật ngày càng siết chặt. Nhập khẩu phế liệu đã góp một phần đáng kể vào việc chống lãng phí, bảo vệ môi trường. Vậy những trường hợp nào được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc nói cách khác là có giấy phép nhập khẩu phế liệu? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ vấn đề này.
Tại sao phải nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất?
Ở nước ta, trước kia các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu với nhiều mục đích khác nhau (sản xuất, nhập hộ theo diện ủy thác, bán buôn thương mại). Tuy nhiên hiện tại phục vụ sản xuất là mục đích duy nhất được Chính phủ cho phép.
Ngoài ra, nhập khẩu phế liệu cũng là một trong những biện pháp hữu ích để bảo vệ môi trường. Hạn chế sản xuất từ nguyên liệu thô sẽ tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nhân lực, nguồn lực cho chủ dự án. Tăng sản xuất từ phế liệu giấy giúp giảm tình trạng phá rừng, tăng sản xuất từ phế liệu sắt thép giúp giảm việc khai thác khoáng sản.
Những quy định của pháp luật về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê tóm tắt những quy định cơ bản của pháp luật về việc bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Điều kiện để nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất về Việt Nam
Các tổ chức, cá nhân dùng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Kho lưu trữ phế liệu: Phải đảm bảo có đủ hệ thống thu gom nước thải, nước mưa. Khu vực kho lưu trữ phải có nền cao, nhằm hạn chế nước tràn vào khi có ngập lụt. Kho có tường bao bằng xây gạch, tôn quây đảm bảo phế liệu không rơi vãi ra ngoài kho, nước mưa không tạt vào kho. Kho đảm bảo về phòng cháy chữa cháy, có biển cảnh báo, nội quy đầy đủ.
Bãi lưu giữ phế liệu: Bãi lưu trữ cũng phải đảm bảo hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi. Bãi được quy hoạch, xây dựng hợp lý để công tác đổ, bốc, dỡ phế liệu được thuận lợi.
Công nghệ sản xuất: phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn lao động, bảo vệ môi trường. Kèm theo đo phải có hệ thống xử lý về môi trường đạt quy chuẩn (hệ thống xử lý khí thải, nước thải, thu gom, lưu trữ chất thải rắn), có ký hợp đồng thu gom để chuyển giao, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại.
Các phế liệu nhập khẩu phải được ký quỹ đảm bảo bởi doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu.
Có được ủy thác nhập khẩu phế liệu nữa không?
Hiện nay Chính phủ chỉ cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, vậy nên việc ủy thác nhập khẩu hiện không được cho phép.
Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam
Như đã nói ở trên, chỉ có các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, có nhà máy, dây chuyền được Bộ tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Trong những trường hợp nếu doanh nghiệp hay các công ty muốn nhập khẩu phế liệu để kinh doanh buôn bán thì sẽ không được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam. Các trình tự để xin cấp phép đã được trình bày trong bài viết trước đó.
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Thủ đô xanh tự hào là một trong những công ty có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội. Với sự cố vấn cũng như hỗ trợ từ phía các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực môi trường. Chúng tôi tự tin có thể đảm bảo thực hiện mọi kế hoạch theo đúng tiến trình, đạt chất lượng cao cũng như giá cả cạnh tranh cho các gói thầu. Để được tư vấn kỹ hơn về các gói dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912.110.941. Chúc quý doanh nghiệp luôn gặt hái được nhiều thành tựu.